Thủ Tục Và Kinh Nghiệm Xin Visa Malta Trọn Gói Từ A-Z

Thủ Tục Và Kinh Nghiệm Xin Visa Malta Trọn Gói Từ A-Z

Malta thuộc thành viên của khối Schengen, do đó bạn có thể nộp đơn xin cấp Thị thực Schengen. Hoặc nếu bạn đang sở hữu visa còn hiệu lực của một trong số các quốc gia thuộc khối này (visa Schengen), bạn cũng có thể nhập cảnh vào Malta mà không cần phải xin một visa khác, với điều kiện visa đó không bị giới hạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình và kinh nghiệm xin visa Malta thành công qua những nội dung dưới đây.

Tìm hiểu chung về visa Malta

Malta là đất nước xinh đẹp với cảnh quan hùng vĩ

Malta là đất nước xinh đẹp với cảnh quan hùng vĩ 

Visa Malta là giấy phép do Cơ quan đại diện ngoại giao của Malta hoặc các quốc gia được ủy quyền cấp cho đương đơn có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Mọi công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Malta hợp lệ đều cần xin visa Malta, trừ các trường hợp được miễn sau đây:

  • Bạn là công dân EEA/EU/Schengen được miễn thị thực ngắn hạn và dài hạn.

  • Bạn là công dân của các quốc gia có thỏa thuận miễn thị thực với khối Schengen như Mỹ, Úc, Canada, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, v.v., được miễn thị thực ngắn hạn.

Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia có được thỏa thuận miễn thị thực với khối Schengen, do đó mọi công dân Việt Nam sở hữu hộ chiếu phổ thông đều cần phải xin visa Malta phù hợp với mục đích nhập cảnh của mình.

Phân loại visa Malta

Các loại visa Malta khác nhau

Các loại visa Malta khác nhau 

Visa Malta được chia thành 3 loại chính:

  1. Visa Schengen Malta

  2. Visa quốc gia Malta

  3. Visa quá cảnh Malta

Dưới đây là những thông tin chi tiết về từng loại visa này:

Visa Schengen Malta

Visa Schengen (loại C) là visa ngắn hạn cho phép người sở hữu có thể lưu trú tại Malta và các quốc gia thuộc Schengen khác tối đa 90 ngày trong thời hạn 180 ngày. Visa Schengen thường được cấp cho các mục đích sau:

  • Du lịch

  • Công tác

  • Thăm bạn bè, gia đình

  • Điều trị y tế

  • Du học ngắn hạn

Malta là một trong 27 quốc gia ký kết Hiệp định Schengen, thỏa thuận tự do đi lại nhằm tạo ra khu vực không biên giới giữa hầu hết các quốc gia châu Âu. Do đó, người có visa Malta không chỉ được lưu trú tại quốc gia này mà còn được phép nhập cảnh và lưu trú ở 26 quốc gia còn lại trong khối mà không cần xin visa nữa.

Cụ thể, 26 quốc gia Schengen khác là: Pháp, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc, Slovenia, Latvia, Litva, Thụy Sĩ, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch,  Estonia,Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Áo, Ý, Hy Lạp, Đức, Liechtenstein, và Croatia.

Visa quốc gia Malta

Hình ảnh bên ngoài visa Malta

Hình ảnh bên ngoài visa Malta

Visa quốc gia Malta (loại D) là visa dài hạn được cấp cho các công dân nước ngoài muốn đến Malta sinh sống, làm việc, đầu tư, hoặc học tập. Visa này cho phép bạn ở lại quốc gia này tối đa 1 năm. Sau khi hết hạn, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép tạm trú để tiếp tục ở lại Malta lâu hơn.

Công dân của EU/EEA/Schengen được miễn visa quốc gia Malta trong thời gian lưu trú tối đa 1 năm. Nếu muốn ở lại lâu hơn, cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Visa quá cảnh Malta

Visa quá cảnh Malta (loại A) là thị thực cho phép người sở hữu ở lại khu vực quá cảnh tại sân bay quốc tế Malta trong thời gian tối đa 24 giờ để đổi chuyến bay sang nước thứ ba.

Một số quốc gia không cần xin visa để quá cảnh Malta mà vẫn được ở lại khu vực quá cảnh quốc tế trong sân bay. Tuy nhiên, đối với một số quốc tịch, visa quá cảnh Malta là bắt buộc. Các quốc tịch này bao gồm: Afghanistan, Somalia, Ghana, Eritrea, Bangladesh, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Iran, Nigeria, Pakistan, Sri Lanka. 

Visa Malta có thời hạn trong bao lâu?

Thời hạn visa Malta

Thời hạn visa Malta

Tùy vào từng loại mà visa Malta sẽ có thời hạn hiệu lực khác nhau:

  • Visa Schengen (loại C) có thể được cấp cho một lần, hai lần, hoặc nhiều lần nhập cảnh, cho phép lưu trú tối đa 90 ngày trong vòng 180 ngày.

  • Visa quốc gia Malta (loại D) cho phép nhiều lần nhập cảnh, với thời gian lưu trú tối đa là 1 năm và thời hạn hiệu lực cũng là 1 năm.

Thời hạn hiệu lực visa Malta sẽ được ghi rõ trên visa của bạn. Tuy nhiên, thời gian lưu trú tối đa có thể thay đổi tùy thuộc vào quyết định của nhân viên hải quan khi bạn nhập cảnh vào Malta.

Bạn có thể nhập cảnh vào Malta theo như quy định, nhưng cũng có thể bị từ chối nhập cảnh nếu các nhân viên hải quan phát hiện bạn có mục đích nhập cảnh khác với ban đầu hoặc có hành vi muốn cư trú bất hợp pháp tại đây.

Thời gian xử lý hồ sơ đơn xin visa Malta

Thị thực Malta thường được Đại sứ quán Pháp xử lý trong vòng 21 ngày đối với visa ngắn hạn và 30 ngày đối với visa dài hạn. Thời gian này tính từ khi Đại sứ quán nhận đủ hồ sơ và giấy tờ của bạn, không bao gồm ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ.

Trên thực tế, thời gian xử lý hồ sơ xin visa Malta có thể kéo dài hơn nếu hồ sơ giấy tờ của đương đơn có vấn đề, cần bổ sung, hoặc nộp vào dịp cao điểm, hoặc cần phỏng vấn. Để tránh ảnh hưởng đến lịch trình chuyến đi, bạn nên nộp hồ sơ xin thị thực ít nhất 21 ngày trước ngày dự kiến xuất phát và không sớm hơn 6 tháng trước ngày khởi hành.

Kinh nghiệm xin visa Malta với bộ hồ sơ xin chi tiết

Chuẩn bị hồ sơ xin visa Malta

Chuẩn bị hồ sơ xin visa Malta 

Để tiết kiệm thời gian và tối ưu quá trình xin visa, kinh nghiệm chính là chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để trình và nộp hồ sơ một lần, tránh sai hoặc thiếu sót về sau.

Hộ chiếu gốc

Còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự định rời khỏi khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang trắng.

  • Không bị đánh dấu, bong tróc lớp phim trên mặt hộ chiếu.

  • Phần ký tên trên trang hộ chiếu được ký đầy đủ.

  • Hộ chiếu cũ nếu có.

Ảnh thẻ

Chụp trên nền trắng, sắc nét, chụp trực diện, không đội mũ và khăn, hai mắt rõ ràng.

  • Kích thước 3,5×4,5 cm.

  • Ảnh được chụp không quá 6 tháng trước.

Các loại giấy tờ

Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ như:

  • Sổ hộ khẩu.

  • Chứng minh thư hoặc CCCD

  • Giấy đăng ký kết hôn, hoặc chứng tử của vợ/chồng nếu ở góa, giấy ly hôn.

  • Giấy khai sinh các con.

  • Sổ đỏ.

Nếu là nhân viên:

  • Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm.

  • Bảng lương 3 tháng gần nhất.

  • Khuyến khích nộp giấy tờ hồ sơ quá trình đóng BHXH.

Nếu là chủ doanh nghiệp:

  • Đăng ký kinh doanh.

  • Bằng chứng nộp thuế 3 tháng gần đây.

Nếu là học sinh/sinh viên:

  • Thẻ học sinh/sinh viên.

  • Giấy xác nhận học sinh/sinh viên.

Nếu là người nghỉ hưu:

  • Giấy tờ hưu trí.

Nếu là người làm tự do:

  • Sơ yếu lý lịch được xác nhận.

  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất.

Giấy tờ để chứng minh tài chính khác:

  • Xác nhận số dư ngân hàng trong sổ tiết kiệm.

  • Giấy đăng ký xe ô tô.

  • Hợp đồng mua bán nhà đất.

  • Thẻ credit card để xác nhận hạn mức thẻ.

  • Chứng khoán.

Tài liệu bổ sung tùy theo mục đích chuyến đi

Tuỳ thuộc vào mục đích chuyến đi mà các loại giấy tờ yêu cầu cũng khác nhau, cụ thể:

Du lịch:

  • Lịch trình du lịch.

  • Đơn xin nghỉ phép.

Thăm thân:

  • Thư bảo lãnh.

  • Passport của người mời.

  • Giấy tờ chứng minh nơi ở Malta.

  • Giấy chứng minh tài chính người mời.

  • Đơn xin nghỉ phép.

Công tác:

  • Thư mời.

  • Quyết định cử đi công tác.

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty 

  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ doanh nghiệp.

  • Vé tham gia vào trade fair/workshop.

Nếu đương đơn nhỏ hơn 18 tuổi

  • Giấy đồng ý của bố mẹ khi đi du lịch một mình.

  • Photo hộ chiếu của bố mẹ hoặc người giám hộ.

  • Chứng minh thư/CCCD của bố mẹ hoặc người giám hộ.

Quy trình xin visa Malta

Tư vấn quá trình xin visa Malta

Tư vấn quá trình xin visa Malta

Dưới đây là chi tiết quá trình cụ thể của tiến trình xin visa Malta:

  1. Xác định loại visa phù hợp: Trước hết, bạn cần xác định loại visa phù hợp với mục đích của chuyến đi.

  2. Điền đơn xin visa trực tuyến: Điền đơn xin visa trực tuyến trên trang web France-Visas, do Đại sứ quán Pháp là cơ quan xét duyệt và cấp visa Malta. Bạn cần lập tài khoản trên trang web này bằng địa chỉ email và mật khẩu.

  3. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Chuẩn bị hồ sơ theo checklist của Visana tùy thuộc vào mỗi mục đích du lịch, thăm thân hoặc công tác.

  4. Đặt lịch hẹn: Đặt lịch hẹn xin visa Malta.

  5. Nộp hồ sơ tại Trung tâm đại lý: Mang phiếu xác nhận lịch hẹn và đến Trung tâm nộp hồ sơ đúng giờ. Tại đây, nộp hồ sơ và làm thủ tục sinh trắc học.

  6. Thanh toán lệ phí: Thanh toán lệ phí sứ quán, phí dịch vụ và phí dịch vụ bổ sung (nếu có) tại quầy.

  7. Nhận hộ chiếu và visa: Bạn sẽ nhận được thông báo qua tin nhắn văn bản khi có kết quả visa. Nếu không thể đến Trung tâm đại lý cung cấp dịch vụ để lấy kết quả trực tiếp, bạn có thể ủy quyền hoặc chọn dịch vụ chuyển phát qua đường bưu điện để nhận được kết quả tại địa chỉ đã đăng ký.

Dịch vụ xin visa Malta uy tín, nhanh chóng tại Secondpassport

Nếu bạn đang có ý định đến Malta để du lịch, việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm xin visa Malta là hết sức quan trọng. Chúng tôi rất vui được đồng hành cùng bạn! Với nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về quy trình xin visa Malta nói chung và visa vàng Malta nói riêng, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ từ A-Z, từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến tư vấn về các loại visa phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Quy trình xin visa Malta trọn gói của chúng tôi:

  • Bước 1: Đăng ký tư vấn 

  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Sau khi tư vấn, chuyên viên sẽ liên hệ với bạn để đề xuất các giải pháp tối ưu để tăng tỉ lệ đậu khi xin visa Malta.

  • Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình từ chuẩn bị hồ sơ đến hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 4: Nộp hồ sơ đợi kết quả. Chuyên viên xử lý hồ sơ công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nộp hồ sơ xin visa và cập nhật trạng thái cấp visa. Kết quả visa sẽ được gửi đến địa chỉ email của bạn kèm theo các hướng dẫn liên quan đến việc nhập cảnh Malta.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình xin visa Malta cho người lần đầu, hy vọng https://quoctichthuhai.com/ sẽ giúp ích cho bạn. Với những kinh nghiệm xin visa Malta được chia sẻ ở trên, hy vọng quá trình xin visa của bạn sẽ suôn sẻ và thành công hơn.

Bắt đầu trò chuyện